Chế phẩm sinh học Exin - Phytoxin VS là chế phẩm tăng sức đề kháng cho cây chính vì vậy sử dụng chế phẩm này phòng bệnh là có hiệu quả nhất
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstonia solanacearum dễ dàng phân biệt với héo rũ vàng do nấm Fusarium oxysporum và héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii.Vi khuẩn gây bệnh héo xanh là loại đa thực có phổ ký chủ rộng, có thể xâm nhiễm, ký sinh, gây hại trên 44 họ cây trồng khác nhau, chủ yếu trên cây trồng thuộc họ cà họ đậu, họ bầu bí…
Hình ảnh cà chua bị mắc bệnh |
Hiện tượng và triệu chứng:
- Cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh;
- Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và làm chết cây sau 2-3 ngày
Hình ảnh cây héo rũ nhưng lá vẫn xanh |
- Giải phẫu cắt ngang thân thấy bó mạch dẫn bị hóa nâu hoặc nâu đen
Vi khuẩn gây bệnh héo xanh cà chua Ralstonia solanacearum được Smith nghiên cưu, mô tả, định tên từ 1896. Vi khuẩn gây bệnh là loài có tính chuyên hóa rộng, có nhiều chủng khác nhau, gây hại trên nhiều cây trồng, đặc biệt các cây trồng thuộc họ cà: khoai tây, cà và các cây trồng khác thuộc họ đậu, bầu, bí… Vi khuẩn hình gậy, hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở một đầu, kích thước khoảng 0,9-2 x 0,5-0,8 µm, phản ứng nhuộm gram âm trên môi trường thạch -khoai tây – agar – pepton. Khuẩn lạc hình tròn, ứơt, màu trắng kem, rìa ngoài màu trắng, ở giữa có màu hồng. Vi khuẩn sinh trường thích hợp trong khoảng nhiệt độ 16 – 30oC, trong phạm vi pH khá rộng (6 – 8), thích hợp nhất 6,8 – 7,2.
Vi khuẩn có đặc tính dịch hoá gelatin, không thủy phân tinh bột, tạo H2S, NH3, không tạo inđôn, không khử nitrat. Vi khuẩn có khả năng tạo acid nhưng không tạo khí trong môi trường có đường saccarose, maltose, lactose, cellobiose, galactose…
Môi trường gây bệnh:
- Vi khuẩn lan truyền nhờ nước, tuyến trùng và các loại côn trùng khác. Bệnh hình thành và phát triển từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch;
- Bệnh thường xuất hiện nặng thời kỳ ra hoa, tạo quả;
- Vi khuẩn có thể sống trong đất từ 5 – 6 năm, trong cơ thể ký chủ thực vật hoặc trong hạt giống có thể sống tới 7 tháng, còn nếu bám dính trên bề mặt hạt thì chỉ tồn tại 2 ngày;
- Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương, vết cắn phá của côn trùng, tuyến trùng trong đất. Vi khuẩn phát triển mạnh ở đất có pH cao và độ màu mỡ kém;
- Vi khuẩn phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C;
- Chế độ tưới nước có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của bệnh vi khuẩn gây héo cà chua. Tưới quá nhiều làm bệnh phát triển mạnh, thậm chí có trường hợp cây héo hàng loạt sau những đợt tưới. Tưới vào gốc hoặc tưới rãnh để mực nước thấp 1/3 luống, tỉ lệ cây héo sẽ giảm đi nhiều;
- Khi cây còn nhỏ mức độ bệnh nhẹ, bệnh héo xanh tăng dần từ giai đoạn cà chua ra hoa đến hình thành quả, đây là giai đoạn cây cà chua mẫn cảm nhất đối với bệnh.
Giống cà chua có liên quan chặt chẽ với phát triển của bệnh. Giống cà chua Balan và P375, L390 bị nhiễm bệnh nặng, các giống khác ở mức độ nhẹ hơn. Giống cà chua L285 của Đài Loan tỏ ra có khả năng kháng bệnh héo xanh. Thời vụ trồng có ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh. Bệnh phát sinh nặng ở vụ cà chua sớm (tháng 8 – 9) và vụ cà chua xuân hè (tháng 3 – 4). Mật độ trồng cà chua trên đồng ruộng cũng ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh. Phân bón giữ vai trò quan trọng đối với diễn biến bệnh vi khuẩn gây héo cà chua đặc biệt là phân đạm. Bón đạm quá nhiều, không cân đối với lân và kali làm bệnh thường phát triển. Ngược lại, bón đúng kỹ thuật, cân đối NPK sẽ tăng sức chống bệnh của cây với bệnh.
Biện pháp phòng ngừa: Phòng chống bệnh vi khuẩn gây héo xanh cà chua rất phức tạp, vì vi khuẩn gây bệnh là loài đa thực, nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trong đất, hạt.
- Biện pháp phòng trị bằng chế phẩm sinh học Exin 4.5HP -Phytoxin VS
- Phytoxin VS là chế phẩm tăng sức đề kháng cho cây chính vì vậy sử dụng chế phẩm này phòng bệnh là có hiệu quả nhất.
- Đối với giống cà chua sinh trưởng hữu hạn (1 năm) - nên sử dụng định kỳ ngay từ nương mạ trước khi cấy khoảng 5 ngày, sau khi cấy 15 ngày sử dụng lần thứ hai, những lần kế tiếp sử dụng cách nhau từ 15 - 25 ngày. Ngưng sử dụng trước khi thu hoạch lần cuối khoảng 10 ngày.
- Đối với giống cà chua sinh trưởng vô hạn (nhiều năm) - sử dụng giống như cà chua hữu hạn, tuy nhiên khoảng cách mỗi lần sử dụng từ khi thu hoạch lần đầu tiên có thể từ 25 - 30 ngày.
- Biện pháp canh tác
- Xử lý vệ sinh đất trước khi trồng;
- Luân canh cà chua, khoai tây với lúa hoặc các cây trồng cạn không là ký chủ như mía, ngô, bông, bắp cải…
- Sử dụng những giống cà chua kháng bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo, trồng cây giống khỏe mạnh;
- Luống trồng cà chua cần làm cao, rãnh rộng sau để dễ thoát nước;
- Bón phân cân đối, bón lót tro bếp hoặc kali có tác dụng giảm tỉ lệ bệnh;
- Ơ giai đoạn cà chua hình thành quả nên bón thêm vôi và kali để hạn chế bệnh hoặc tưới dung dịch CuSO4
Lưu ý : Đối với bệnh này cho đến nay không có một loại thuốc đặc trị nào cũng như chưa tìm ra các giống có gen kháng, khi xuất hiện triệu chứng héo thì cây đó không thể hồi phục được.
Công ty TNHH Ứng dụng Công nghệ sinh học
(Applied Bio-technology Co., LTD)
Website: www.exinbiotech.com
Email: exinbiotech@gmail.com
This entry was posted on Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013 at 02:41 and is filed under benh heo xanh,benh heo xanh tren ca chua,bệnh héo xanh,bệnh héo xanh trên cà chua. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response.
Posted in
benh heo xanh,
benh heo xanh tren ca chua,
bệnh héo xanh,
bệnh héo xanh trên cà chua
by Unknown.
No Comments
Được tạo bởi Blogger.